Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng trở thành bản sắc văn hóa

Trong di sản văn hóa dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta.
Dù làm gì, ở đâu, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính, tri ân.
“Con người có tổ, có tông, như cây có cội, như sông có nguồn”. Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc Tổ có công dựng nên nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam, là tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam. Mọi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Con Lạc - cháu Hồng”. Bởi vậy, thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng, mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xem thêm:   dia chi bao hanh tu lanh hitachi,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh samsung
Phong trào thể dục thể thao (TDTT) của tỉnh ngày càng phát triển sâu rộng
   
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của cả dân tộc. Đây chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, trường tồn và không ngừng phát triển.

Từ ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng các Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP Việt Trì (Phú Thọ). Ngoài ra, còn có rất nhiều đình, đền, miếu... thờ cúng Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ và nhiều địa phương trong cả nước. Trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, Đền Hùng luôn được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ Quốc Tổ. Từ khi nước nhà được độc lập, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đặc biệt quan tâm tới việc thờ tự các Vua Hùng, đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang hơn, xứng tầm là nơi thờ tự tổ tiên chung của dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành biểu tượng tôn kính, thiêng liêng, quy tụ và gắn bó người dân đất Việt. Niềm tự hào, tôn kính ấy càng được nhân lên khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 6.12.2012). Lễ hội Đền Hùng gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được tổ chức vào đầu tháng ba âm lịch hằng năm là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cao nhất của người Việt. Hằng năm, vào dịp lễ hội, khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh lại đón hàng triệu lượt đồng bào về viếng mộ Tổ, tri ân công đức tổ tiên.

Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì, có sự tham gia góp giỗ của 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thái Bình, Bến Tre và Bình Phước. Lễ hội diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 1 đến 6.4.2017 (tức mồng 5 - 10.3 năm Đinh Dậu). 4 tỉnh, thành phố sẽ tham gia các hoạt động phục vụ lễ hội gồm: Tiến dâng lễ vật Giỗ Tổ Hùng Vương, tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại đền Thượng, hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ V, tham gia gian trưng bày triển lãm giới thiệu sản vật đặc trưng của địa phương tại hội chợ Hùng Vương tổ chức ở TP Việt Trì, giải quần vợt hữu nghị Hùng Vương lần thứ 12, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, tham gia chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội và múa rối nước...

Với mục tiêu xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trở thành một trong các lễ hội mẫu của cả nước, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực tập trung chỉ đạo để bảo đảm lễ hội được tổ chức chu đáo, an toàn. Phần lễ bao gồm: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng do TP Việt Trì tổ chức, lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ, lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven khu di tích và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10.3 âm lịch. Bên cạnh các nghi lễ, các hoạt động phần hội được tổ chức phong phú, đa dạng gồm: lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì; trưng bày ảnh tư liệu và hiện vật của đồng bào cả nước cung tiến Đền Hùng; Hội sách đất Tổ; đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân; hội trại văn hóa; liên hoan văn nghệ quần chúng; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày; biểu diễn nghệ thuật; hội chợ Hùng Vương; hội thi bơi chải trên sông Lô; giải bơi chải Việt Trì mở rộng trên hồ công viên Văn Lang; các hoạt động thể thao cùng nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc khác.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay có nhiều nét mới như tổ chức trưng bày các tư liệu ảnh, hiện vật về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xưa và nay”, cổ vật Văn Lang, triển lãm ảnh đẹp du lịch và ảnh nghệ thuật về quê hương, con người Phú Thọ tại bờ hồ công viên Văn Lang, tổ chức liên hoan hát xoan thanh thiếu nhi TP Việt Trì.

Năm nay, lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì tiếp tục được tổ chức nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Tổ, từng bước thực hiện chủ trương của Chính phủ đưa Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Cùng với việc xây dựng hồ sơ hát xoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét