Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Nam Sách có kế hoạch trồng 45 ha cây vụ đông

Vụ đông năm nay, thị trấn Nam Sách có kế hoạch trồng 45 ha cây vụ đông. Do thời điểm trồng cây vụ đông sớm đến chính vụ trời mưa nhiều việc trồng cây vụ đông gặp khó khăn. Đến nay, thị trấn mới trồng được khoảng 55% diện tích cây vụ đông theo kế hoạch.
Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết bất lợi, thì với đặc thù, người dân thị trấn Nam Sách phấn lớn đi làm tại các doanh nghiệp hoặc kinh doanh, buôn bán; những người trung tuổi, cao tuổi lại không mấy mặn mà với sản xuất vụ đông.
Theo nhiều nông dân, sản xuất cây vụ đông năm nay tốn nhiều công sức hơn mọi năm do đất ướt, công lao động thuê không những cao mà khan hiếm, vốn đầu tư ban đầu cũng tăng; thị trường tiêu thụ sản phẩm lại bấp bênh. Một nguyên nhân nữa tác động tới sản xuất vụ đông năm nay ở thị trấn là khâu cấp nước tưới cho cây trồng cũng gặp khó khăn.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , bảo hành hitachi 
Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá
Xã Thái Tân đã thống kê diện tích bị thiệt hại

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trồng cây vụ đông, nâng cao giá trị cây trồng, thị trấn Nam Sách đang tiếp tục tập trung chỉ đạo HTX dịch vụ nông nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi mở rộng diện tích trồng 1 số cây màu ưa lạnh như: Khoai tây, bắp cải, su hào. Cùng với đó, trồng các giống cây ngắn ngày, cho năng suất cao để giảm áp lực của thời vụ và lao động; đồng thời hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu trồng và chăm sóc cây vụ đông, phấn đấu đạt được diện tích và giá trị cao nhất.
Đoàn cán bộ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) do đồng chí Lê Hoàng Thuyên - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy làm trưởng đoàn vừa đến huyện Nam Sách tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm về một số mô hình phát triển kinh tế.

Tiếp và làm việc với đoàn, về phía huyện Nam Sách có các đồng chí: Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo một số cơ quan, đoàn thể huyện.
Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Huyện ủy Nam Sách Phạm Mạnh Hùng đã thông tin một số kết quả nổi bật về phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Đặc biệt, giới thiệu một số mô hình phát triển kinh tế, thế mạnh của huyện trong những năm qua. Lãnh đạo 2 huyện cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế; công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và công tác xây dựng Đảng.
Lãnh đạo 2 huyện bày tỏ mong muốn huyện Nam Sách và huyện Thanh Liêm thời gian tới sẽ thường xuyên hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau để cả 2 huyện phát huy và khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng huyện nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Trong chương trình làm việc, đoàn cán bộ huyện Thanh Liêm đã đến thăm quan mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy ở xã Nam Tân. Trên địa bàn huyện Nam Sách hiện có 1.800 lồng cá trên sông, tập trung ở các xã Nam Tân, Nam Hưng, Hiệp Cát, Cộng Hòa, Thái Tân…

Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá

Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá (THTL) tỉnh vừa phát 550 biển tuyên truyền về THTL cho các cơ sở y tế, trường học, cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng trên địa bàn tỉnh.
Các biển tuyên truyền có kích thước 2,5 x 1,2 m với các thông điệp: Luật Phòng chống THTL cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, nơi làm việc, khu vực trong nhà của nhà hàng...; Hút thuốc lá tại nơi có quy định cấm bị xử phạt từ 100.000-300.000 đồng... Dịp này, Ban Chỉ đạo phòng chống THTL tỉnh cũng tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về THTL, lợi ích của môi trường không khói thuốc.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     
Xã Thái Tân đã thống kê diện tích bị thiệt hại
Báo Hải Dương nhận được ý kiến của một số công dân xã Thái Học

* Chiều 5.11, Huyện đoàn Kim Thành phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Hội thi phòng chống THTL. Tham dự hội thi có 5 đội đến từ các Trường THPT: Kim Thành, Kim Thành II, Đồng Gia, Phú Thái và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đoạt giải nhất.
Vừa đi làm về, anh Hải dong xe máy vào gian nhà trống để thì thấy có một cuộn dây điện to đặt trên chiếc hòm đựng thóc. Bước vào nhà, anh hỏi mẹ:
- Cuộn dây điện ở dưới kia là của ai đấy mẹ?
- Của nhà mình chứ của ai, mẹ mới mua lúc chiều.
- Mẹ mua nhiều dây điện thế làm gì?
- Thì nhà mình đang dự định xây lại nhà nên mẹ cứ mua để sẵn đấy, kiểu gì chẳng dùng tới. Mà mấy khi mua được loại dây điện tốt lại rẻ nữa.
- Từ trước tới giờ mẹ có biết gì về dây điện đâu mà bảo đấy là dây điện tốt. Thế mẹ mua của nhà ai ạ?
- Nào mẹ có đi mua đâu. Lúc chiều mẹ đang hái rau thì có hai anh mặc đồng phục màu vàng cam vào bảo là đang đi làm công trình, làm xong còn thừa chỗ dây điện tốt này nên muốn bán lại cho với giá rẻ.

- Biết thế nào là dây điện tốt?
- Thì mấy anh ấy bảo đây là dây điện 100 m loại 2,5mm, lõi đồng, giá bán ngoài thị trường 17.000 đồng/m đấy, một cuộn này 1,7 triệu đồng. Thấy số tiền cũng lớn nên mẹ bảo không mua vì không đủ tiền, nhưng các anh ấy cứ nài nỉ. Mẹ bảo chỉ còn có 1 triệu đồng thôi, hai anh ấy lưỡng lự một lúc rồi cũng đồng ý bán.
Nghe mẹ kể anh Hải nghi ngờ, liền xuống cầm cuộn dây điện lên kiểm tra thì phát hiện đây là dây sử dụng lõi nhôm nhỏ, yếu chứ không phải lõi đồng tốt như họ nói. Biết mẹ bị lừa, anh Hải quay sang nhắc nhở:
- Lần sau những thứ mẹ không biết thì tốt nhất đừng mua. Họ thấy mẹ cao tuổi, lại không biết về điện nên mới nói hay, nói tốt để bán hàng rởm kiếm tiền đấy. Chắc hai thanh niên ấy cũng chẳng phải nhân viên điện lực như họ giới thiệu đâu.
- Mẹ hiểu rồi. Chắc sẽ không có lần sau đâu. Mẹ phải lên trình báo với công an xã ngay để họ có biện pháp xử lý.

Xã Thái Tân đã thống kê diện tích bị thiệt hại

Nhiều năm qua, vụ đông đã trở thành mùa vụ mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân ở xã Thái Tân (Nam Sách). Vụ đông năm nay, mặc dù điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn do mưa nhiều, song nông dân xã Thái Tân phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng cây vụ đông đề ra.
Tại bãi màu của thôn Đình, anh Vương Văn Tú đang tập trung gieo lại diện tích cà rốt bị hỏng do mưa liên tục kéo dài ngay sau khi xuống giống. Nhà anh có 1,8 mẫu, trong đó ngoài bãi có 8 sào, trong đồng có 1 mẫu đều phải gieo lại. Do gieo trồng tập trung, nhà lại ít người, anh phải thuê nhân công nên chi phí cho một sào trồng cà rốt cũng cao hơn so với các hộ khác. Mỗi sào anh phải bỏ ra từ 1,5 - 1,7 triệu đồng nên vụ này anh bị mất trắng khoảng 30 triệu đồng vì phải gieo lại. Là hộ trồng màu với diện tích lớn đã hơn 10 năm nay, mỗi vụ đông gia đình anh thu lãi trên 50 triệu đồng từ trồng cà rốt. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Do vậy dù khó khăn đến mấy, anh quyết tâm gieo trồng lại.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , trung tam bao hanh tu lanh hitachibảo hành hitachi
Báo Hải Dương nhận được ý kiến của một số công dân xã Thái Học
UBND xã Thái Hòa giao đất cho người dân là trái luật

Tại bãi màu thôn Mạc Bình, vợ chồng anh Trần Danh Tăng đang cần mẫn chăm sóc, bấm nhánh cho dưa hấu. Mặc dù ruộng nhà anh trồng sau các hộ, ruộng cao không bị ngập, nhưng do mưa nhiều nên dưa cũng kém phát triển, quả nhỏ, thậm chí nhiều cây chỉ toàn dây mà không có quả. Toàn thôn Mạc Bình có 50 ha trồng cây màu thì có 20 ha trồng dưa hấu, 30 ha trồng cà rốt. Do ảnh hưởng của mưa nhiều và úng ngập nên nhiều diện tích dưa bị chết, diện tích còn lại cây cũng phát triển rất kém. Năng suất thấp, giá bán không cao nên khi thu hoạch một sào bà con chỉ lãi khoảng 1,5 triệu đồng.

Xác định khó khăn là do thời tiết, không chùn bước, nông dân Thái Tân đang khẩn trương khắc phục những diện tích dưa hấu, cà rốt bị hỏng để làm đất gieo lại ngay.

Vụ đông năm nay, xã Thái Tân có kế hoạch gieo trồng 195 ha cây màu, trong đó có 20 ha cây dưa hấu, còn lại cơ bản là cây cà rốt. Thực hiện lịch thời vụ, ngay từ trung tuần tháng 9, nông dân đã gieo trồng được trên 100 ha. Do ảnh hưởng của thời tiết nên diện tích này đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Xã Thái Tân đã thống kê diện tích bị thiệt hại, bảo đảm chính xác đến từng thôn, từng hộ dân, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền vận động nông dân gieo trồng lại, không để diện tích chân màu nào bị bỏ trống.

Toàn xã Thái Tân có gần 110ha phải gieo trồng lại. Tuy chi phí gieo lại tăng lên nhưng xác định cây màu vẫn là cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xã Thái Tân đã kịp thời động viên nông dân khắc phục khó khăn để gieo trồng.

Ông Đinh Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Tân cho biết: Nông dân đã tranh thủ nước rút, đất khô ráo đến đâu là trồng ngay tới đó. Bà con huy động nhân lực, vật lực làm ngày làm đêm để phủ kín diện tích cây vụ đông. Xã phấn đấu đến đầu tháng 11 sẽ trồng được 195ha, bảo đảm kế hoạch đã đề ra. Nếu thời tiết thuận lợi thì có thể mở rộng thêm diện tích trồng màu trên đất lúa trong đồng.

Báo Hải Dương nhận được ý kiến của một số công dân xã Thái Học

Báo Hải Dương nhận được ý kiến của một số công dân xã Thái Học (Bình Giang) phản ánh một hộ dân ở thôn Phủ xây dựng nhà xưởng trên đất thầu khoán từ năm 2014, nhưng đến nay chính quyền xã không có biện pháp xử lý triệt để.

Xem thêm: bảo hành hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,   trung tâm bảo hành hitachi
UBND xã Thái Hòa giao đất cho người dân là trái luật
Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Nam Sách

Theo đơn kiến nghị của người dân, tại vị trí trạm bơm cũ thuộc thôn Phủ ngay sát Trường THCS Vũ Hữu xuất hiện một xưởng cơ khí lớn. Vị trí này vốn là đất sản xuất nông nghiệp. Từ khi Trường THCS Vũ Hữu và một công ty may được xây dựng, phần đất này không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp, trạm bơm cũng không được dùng đến. Từ đầu năm 2014, một gia đình trong thôn đã đổ đất san lấp, dựng nhà xưởng lấn chiếm hành lang đường tỉnh 394 và kênh tiêu của địa phương. Ðến nay, một nhà xưởng rộng hàng trăm m2 đã được dựng lên, tiếng máy cơ khí hoạt động suốt ngày, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của thầy cô và các học sinh Trường THCS Vũ Hữu, gây bất bình trong nhân dân. Cũng theo phản ánh của người dân, nhiều ao trong thôn Phủ đã bị một số cá nhân san lấp, ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan của thôn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải Dương, ông Phạm Ðình Mạch, Chủ tịch UBND xã Thái Học thừa nhận có trường hợp xây nhà xưởng trái phép trên đất thầu khoán tại thôn Phủ. Theo ông Mạch, đây là khu đất thuộc vị trí trạm bơm cũ đã bỏ hoang từ lâu trở thành nơi tập kết rác thải và các đối tượng nghiện ngập tụ tập, gây mất an ninh trật tự. Vì vậy, lãnh đạo thôn Phủ xin quản lý, cho thầu khoán để ngăn chặn tình trạng này. UBND xã chỉ cho phép thầu khoán để trồng cây lâu dài thời gian 5 năm. Người nhận giao khoán không được phép xây dựng nhà xưởng sản xuất.

Từ đầu năm 2014, sau khi nhận được thông tin ông Nguyễn Ðức Huy ở thôn Phủ xây dựng nhà xưởng trên phần đất này, UBND xã đã cử lực lượng chức năng lập biên bản xử lý nhưng vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm. Theo ông Mạch, nguyên nhân là do ông Huy lợi dụng đêm tối, lén lút tập kết vật liệu để xây dựng. Mặc dù xã đã lập biên bản 3 lần nhưng ông Huy không ký vào biên bản, không chấp hành yêu cầu của UBND xã.

Về tình trạng một số ao trong thôn Phủ bị san lấp, ông Mạch cho biết do những ao này từ lâu bị tù đọng, trở thành nơi chứa rác thải, nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường, không thể thả cá nên người dân trong thôn đề nghị san lấp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Lãnh đạo thôn Phủ xin chủ trương của UBND xã giao khoán cho một số cá nhân san lấp, xây tường bao, trồng cây cảnh.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, bà Nguyễn Thị Khởi, Bí thư Chi bộ thôn Phủ cũng thừa nhận điều này. Về việc xây nhà trên đất thầu khoán, bà Khởi cho rằng do khu đất trạm bơm cũ bỏ hoang nên thôn đã xin UBND xã cho thầu khoán lấy kinh phí xây dựng đường giao thông nông thôn. Ông Huy xây dựng nhà xưởng là không đúng với hợp đồng đã ký với thôn. Do không có thẩm quyền xử lý nên lãnh đạo thôn chỉ biết báo cáo để UBND xã giải quyết.

Như vậy, những nội dung phản ánh của người dân xã Thái Học là có cơ sở. Người dân cho rằng UBND xã Thái Học buông lỏng quản lý đất đai, bất lực trước những sai phạm của các hộ dân là có căn cứ. Lý do UBND xã đưa ra cũng không thuyết phục. Một nhà xưởng rộng hàng trămm2 với nhiều loại máy móc cơ khí lớn không thể được xây dựng trong một sớm một chiều. UBND xã lập biên bản từ khi xưởng cơ khí bắt đầu xây dựng nhưng không có biện pháp kiên quyết yêu cầu ông Huy dừng thi công. Từ năm 2014 đến nay, UBND xã cùng lãnh đạo thôn Phủ cũng không có bất cứ biện pháp nào để giải quyết hậu quả. Hiện nay, chủ xưởng cơ khí này có dấu hiệu tiếp tục lấn chiếm sang phần đất hành lang giao thông, án ngữ ngay trước cổng Trường THCS Vũ Hữu.

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

UBND xã Thái Hòa giao đất cho người dân là trái luật

Theo Luật Đất đai, việc giao đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Do đó, UBND xã Thái Hòa giao đất cho người dân là trái luật.
Báo Hải Dương nhận được đơn kiến nghị của một số hộ dân ở thôn Cao Xá, xã Thái Hòa (Bình Giang) đề nghị làm rõ trách nhiệm của UBND xã trong việc giao đất trái thẩm quyền, buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng một số hộ dân xây nhà kiên cố trên đất chuyển đổi.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành hitachi
Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Nam Sách
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Sơn

Trong đơn kiến nghị, các hộ dân cho rằng trong giai đoạn 2001 - 2009, UBND xã Thái Hòa giao đất trái thẩm quyền cho gần 100 hộ dân. Trong đó 60 hộ được giao đất thời hạn 30 năm, 17 hộ được giao đất lâu dài. Các trường hợp được giao đất đều có phiếu thu đóng dấu của UBND xã Thái Hòa. Mặc dù đã nộp tiền đầy đủ nhưng sau hơn 10 năm, các hộ dân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2001 - 2009, UBND xã Thái Hòa giao đất lâu dài có thu tiền cho 17 hộ dân ở các thôn Cao Xá và Nhữ Thị. Ngoài ra, 60 hộ dân ở các thôn Nhữ Thị, An Đông, Trâm Phúc cũng được UBND xã giao đất có thời hạn 30 năm. Tổng diện tích đất UBND xã Thái Hòa giao trái thẩm quyền lên tới 14.647m2. Mặc dù đất giao chỉ có thời hạn 30 năm nhưng do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, nhiều hộ dân đã xây nhà, công trình trên phần đất này.

Chị Vũ Thị Thủy ở thôn Cao Xá mua lại mảnh đất rộng 130 m2 của bà Nguyễn Thị Ba ở cùng thôn với giá 240 triệu đồng. Mảnh đất này bà Ba được UBND xã Thái Hòa giao lâu dài từ năm 2009. Mặc dù đã nộp đủ tiền sử dụng đất cho UBND xã nhưng đến nay, mảnh đất này vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ. "Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị, UBND xã cũng hứa hẹn rất nhiều nhưng đến giờ mảnh đất của tôi vẫn chưa có sổ đỏ. Giờ tôi muốn bán hoặc cầm cố với ngân hàng cũng rất khó khăn", chị Thủy nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Chanh mua lại mảnh đất rộng 115 m2 của ông Vũ Văn Long từ năm 2013 với giá 120 triệu đồng. Mặc dù ông Chanh đã xây một ngôi nhà 2 tầng kiên cố nhưng mảnh đất này vẫn chưa có "sổ đỏ". Ông Chanh nhiều lần yêu cầu cấp GCNQSDĐ nhưng chưa có kết quả.

Gần nhà ông Chanh là mảnh đất bỏ không của ông Nguyễn Văn Thôn. Ông Thôn mua đất của UBND xã từ năm 2002, đã nộp tiền đầy đủ, có giấy thu của UBND xã nhưng cũng chưa được cấp "sổ đỏ". Vì vậy, ông Thôn chưa dám xây nhà. Việc mua bán cũng khó khăn. "Tôi mong sớm được cấp “sổ đỏ” để an tâm làm nhà, ổn định cuộc sống", ông Thôn đề nghị.

Theo phản ánh của người dân xã Thái Hòa, nhiều hộ dân ở thôn Trâm Mòi xây nhà kiên cố trên khu đất chuyển đổi. Ông Lê Văn Tĩnh, Bí thư Đảng ủy xã Thái Hòa cũng xây nhà kiên cố trên phần đất chuyển đổi của gia đình. Trong khu chuyển đổi của thôn Trâm Mòi hàng chục ngôi nhà đã được xây dựng kiên cố, cao tầng. Nhiều ngôi được xây theo kiểu biệt thự, có vườn cây, ao cá. "Có thể do ông Bí thư Đảng ủy xã xây nhà kiên cố trên đất chuyển đổi nên người dân học theo dẫn đến tình trạng vi phạm nhiều và khó giải quyết như hiện nay", một người dân xã Thái Hòa nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải Dương, ông Nguyễn Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Thái Hòa cho biết những nội dung phản ánh, kiến nghị của người dân là có cơ sở. UBND xã đang rà soát, tổng hợp danh sách những hộ dân được UBND xã giao đất trái thẩm quyền, đề nghị UBND huyện cấp GCNQSDĐ nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Về nguyên nhân UBND xã ký hợp đồng giao đất trái thẩm quyền cho các hộ dân trong những năm từ 2001 - 2009, lãnh đạo UBND xã Thái Hòa giải thích là do cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông của xã thời kỳ đó gặp nhiều khó khăn trong khi nguồn ngân sách không đủ để đầu tư nâng cấp, cải tạo. Vì vậy, UBND xã đã tổ chức đấu thầu một số diện tích đất để lấy kinh phí đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng. Chủ trương này đã được tập thể Đảng ủy, HĐND xã thống nhất. Việc xây nhà trên đất chuyển đổi ở thôn Trâm Mòi, trong đó có gia đình ông Lê Văn Tĩnh, Bí thư Đảng ủy xã là có thật. Nội dung này đã được Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bình Giang kiểm tra, làm rõ từ năm 2013. Thời điểm đó, ông Lê Văn Tĩnh đã bị kỷ luật với hình thức khiển trách.

Như vậy, việc giao đất trái thẩm quyền thuộc về trách nhiệm của tập thể lãnh đạo UBND xã Thái Hòa thời kỳ 2001 - 2009. UBND xã Thái Hòa cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND huyện Bình Giang cấp GCNQSDĐ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người dân đã được giao đất lâu dài. Những trường hợp xây nhà, công trình kiên cố trên đất chuyển đổi, đất giao 30 năm cũng phải được xử lý nghiêm túc nhằm lập lại kỷ cương trong công tác quản lý đất đai tại địa phương. Đối với những vi phạm của ông Lê Văn Tĩnh, người dân mong muốn Huyện ủy Bình Giang có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn.

Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Nam Sách

Ngày 2/11, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Nam Sách tổ chức tập huấn, hướng dẫn xét duyệt, sơ tuyển sức khỏe NVQS, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2018 cho các đồng chí chỉ huy trưởng và trạm trưởng trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi  ,bao hanh tu lanh hitachi ,bao hanh tu lanh samsung      
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Sơn
Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng và quy hoạch

Tại hội nghị, các đại biểu đã được hướng dẫn nội dung, cách ghi mẫu phiếu sơ tuyển, khám tuyển sức khỏe… theo đúng quy định. Hội đồng NVQS huyện thống nhất nội dung, cách thức tổ chức, phương pháp khám sơ tuyển NVQS tại các xã, thị trấn để nâng cao chất lượng khám sơ tuyển sức khỏe cho công dân nhập ngũ năm 2018.
Phát biểu tại buổi tập huấn, thượng tá Đinh Văn Trịnh - Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng NVQS huyện yêu cầu Hội đồng NVQS các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác khám sơ tuyển tại cơ sở mình; cán bộ, nhân viên tham gia sơ tuyển cần nâng cao trách nhiệm, khách quan, công tâm, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; phấn đấu hoàn thành tốt công tác khám sơ tuyển để làm cơ sở cho công tác tuyển quân năm 2018 trong toàn huyện đạt kết quả tốt.

Trước đó, các đại biểu đã cùng đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của công tác khám sơ tuyển NVQS năm 2017. Theo đó, năm 2017, Hội đồng NVQS huyện và các xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm túc việc khám sơ tuyển. Công tác chuẩn bị từ địa điểm khám, phòng khám, niêm yết danh sách tạm miễn hoãn và đủ điều kiện khám sơ tuyển, cơ sở vật chất, trang trí khánh tiết… tại mỗi cơ sở đều đảm bảo theo đúng quy định. Các xã làm tốt công tác nắm nguồn và sơ tuyển sức khỏe NVQS là An Lâm, Đồng Lạc, Hợp Tiến và Nam Tân.
Công ty Du lịch Quốc tế Ngân Tùng (hội viên Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh) đã phối hợp với một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Áo ấm cho em” hỗ trợ học sinh nghèo ở huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) vừa trải qua trận lũ quét.
 Đoàn đã tặng 400 chiếc áo khoác mới cho học sinh nghèo (trị giá 150.000 đồng/chiếc), tặng 10 suất học bổng (trị giá 2triệu đồng/suất), 100 thùng mỳ tôm, 5 thùng bánh kẹo… Tổng giá trị quà tặng và học bổng gần 100 triệu đồng.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Sơn

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Sơn đề nghị các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với ngành thuế tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế.
Chiều 2.11, tại hội nghị giao ban công tác báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tập trung tuyên truyền công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; kết quả phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó chú trọng công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phòng chống dịch bệnh.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành hitachi
Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng và quy hoạch
Thông tin tổng họp trong tỉnh ngày 05-08-2017

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị trong tháng 11, các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Hội nghị cấp cao APEC với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. Quan tâm tuyên truyền vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, sự nghiệp…

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Năng Hoàn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh thông tin với các cơ quan báo chí về kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 10 tháng đầu năm, nhiệm vụ thu ngân sách 2 tháng cuối năm. Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với ngành thuế tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế. Trong đó, tập trung tuyên truyền công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách, cải cách hành chính thuế; những khó khăn vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách thuế; gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế; phê phán hành vi gian lận, trốn thuế…
100% Đoàn Thanh niên các cấp ra quân dọn vệ sinh môi trường, thu gom gần 10 tấn rác thải, khơi thông, nạo vét hơn 20 km kênh.
Từ đầu năm đến nay, thanh niên toàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Tuần lễ biển và hải đảo, tổ chức Ngày Chủ nhật xanh.

100% Đoàn Thanh niên các cấp ra quân dọn vệ sinh môi trường, thu gom gần 10 tấn rác thải, khơi thông, nạo vét hơn 20 km kênh. Trong Tháng hành động vì môi trường, Tỉnh đoàn phối hợp với Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam tặng 4 xe chở rác và 20 thùng đựng rác cho Đoàn xã Quang Phục (Tứ Kỳ).