Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Vi phạm của các dự án sau chấp thuận đầu tư là rất rõ ràng

Những hạn chế, vi phạm của các dự án sau chấp thuận đầu tư là rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc xử lý của các cơ quan chuyên môn lại chưa đủ sức răn đe.
Chế tài yếu: Ông Phạm Quang Hưng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh nhận định hầu hết các dự án sau cấp phép đều chậm tiến độ, xin điều chỉnh giấy phép hoặc gia hạn nhiều lần. Có những dự án sau khi được UBND tỉnh gia hạn, hoặc điều chỉnh vẫn hoạt động không đúng với mục tiêu dự án đã được chấp thuận.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa chữa tủ lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi       

Thí sinh thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi hoàn thành bài thi


Theo đánh giá của lãnh đạo một số sở, ngành, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều dự án không triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ đề ra là do năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu kém cùng vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư nhận dự án sau đó chuyển nhượng hoặc liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp khác để kiếm lời cũng khiến tình trạng vi phạm trong lĩnh vực đất đai thêm trầm trọng. Việc các dự án không triển khai hoặc đã triển khai nhưng chậm tiến độ gây lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Theo quy định, những dự án không sử dụng đất sau 12 tháng hoặc chậm tiến độ 24 tháng sẽ được gia hạn 24 tháng nhưng phải nộp tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất tương đương với thời gian được gia hạn. Nếu tiếp tục chậm tiến độ, không triển khai đầu tư hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ bị Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, trên thực tế có những dự án nhận bàn giao đất nhiều năm nhưng chủ đầu tư không triển khai xây dựng, triển khai không đúng nội dung dự án được phê duyệt hoặc cho thuê nhà xưởng, chuyển nhượng không đúng quy định nhưng vẫn chưa bị thu hồi. Điển hình như các dự án đầu tư: cụm nhà máy chế biến, tổng kho bảo quản rau, củ, quả và mô hình giới thiệu quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp của Công ty CP Vinamit (TP Hải Dương); xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, dịch vụ ăn uống, giải khát của Công ty TNHH Cao Cường (Chí Linh); xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm sành sứ thủy tinh của chi nhánh Công ty CP Sành sứ thủy tinh Việt Nam (Chí Linh); xây dựng cơ sở sửa chữa ô tô, kinh doanh dịch vụ ăn nghỉ Trường Độ của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Trường Độ (Nam Sách); đóng mới và sửa chữa tàu thủy của Công ty CP Vụ Hát Tường (Kim Thành); xây dựng nhà máy sản xuất ống nước của Công ty CP Nhựa VGHAU (Thanh Hà)...

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều dự án vừa chậm tiến độ, vừa nợ tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hoặc chuyển nhượng trái quy định. Do mức xử phạt vẫn không đủ sức răn đe nên các doanh nghiệp liên tục xin điều chỉnh, xin gia hạn dự án để giữ đất kiếm lời. Đặc biệt, có những doanh nghiệp xin điều chỉnh dự án tới 7 lần mà vẫn được cơ quan chức năng chấp nhận...

Chậm thu hồi: Thời gian qua, số dự án bị thu hồi do vi phạm quy định trong quản lý, sử dụng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo báo cáo của UBND tỉnh, giai đoạn 2011 - 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện 89 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với 493 đơn vị được giao đất trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng tiến hành xử phạt 25 đơn vị vi phạm pháp luật đất đai với tổng số tiền 440 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ kiến nghị thu hồi đất của 9 đơn vị với tổng diện tích gần 21 ha. Trong số 63 dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh chưa triển khai xây dựng hoặc chậm tiến độ, có rất ít dự án bị đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Còn theo số liệu của Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường), từ năm 2009 - 2016, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất của 72 doanh nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.497 ha để giao trung tâm quản lý. Trong đó, 70 doanh nghiệp có văn bản tự nguyện xin trả lại đất cho Nhà nước nhưng thực chất chỉ là hình thức để nhằm hợp thức hóa hoạt động chuyển nhượng dự án của các doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, số dự án bị thu hồi đúng nghĩa rất ít. Chỉ có 2 dự án của Công ty CP Cầu 12 (TP Hải Dương) và Công ty CP Dinh dưỡng Đại Nam (Bình Giang) bị thu hồi đất do vi phạm những quy định trong quản lý, sử dụng đất.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ chưa thực hiện thường xuyên, mức độ xử lý còn nhẹ, không có tác dụng răn đe. Đây là nguyên nhân chính khiến việc quản lý sử dụng đất của doanh nghiệp sau cấp phép, đặc biệt đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng nội dung dự án được chấp thuận còn khó khăn, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai còn phổ biến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét