Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Cụ Nguyễn Đình Bính (90 tuổi, ở thôn Gồm) đã vận động con cháu

Cụ Nguyễn Đình Bính (90 tuổi, ở thôn Gồm) đã vận động con cháu cùng chung tay giúp đỡ địa phương làm đường.
Thấy người dân địa phương bao đời nay vất vả mỗi lần đi lại trên tuyến đường ra đồng dài 650 m nối thôn Gồm, xã Quảng Nghiệp với thôn Quảng Giang, xã Đại Hợp (Tứ Kỳ), cụ Nguyễn Đình Bính (90 tuổi, ở thôn Gồm) đã vận động con cháu cùng chung tay giúp đỡ địa phương làm đường.
Ông Hoàng Đình Thích, Trưởng thôn Gồm hồ hởi: “Bà con ai cũng rất phấn khởi, biết ơn gia đình cụ Bính vì giờ đây việc đi lại và sản xuất không còn khổ cực như trước”.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi ,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội, bao hanh tu lanh samsung  
Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch Hải Dương

Trước đây, tuyến đường chỉ rộng 1,5 m, là đường đất, mỗi khi trời mưa trơn trượt khó đi. Trên tuyến đường còn có kênh Ba Ngả, người dân đi lại, vận chuyển thóc lúa, hoa màu… đều phụ thuộc vào chiếc thuyền nan đã cũ. Năm 2015, trong quá trình dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, bà con trong thôn đã tự nguyện hiến đất ruộng và ngày công để mở rộng mặt đường. Năm 2016, thôn có chủ trương vận động người dân đóng góp kinh phí để bê tông hóa tuyến đường với dự toán ban đầu khoảng 600 triệu đồng. Nhưng việc huy động nguồn lực trong dân là không thể vì mới đây người dân đã đóng góp mỗi khẩu 850.000 đồng để bê tông hóa các tuyến đường trong làng theo tiêu chí nông thôn mới. Hơn nữa, thời điểm đó tỉnh ta cũng bắt đầu tạm dừng hỗ trợ xi măng để làm đường giao thông nội đồng nên chủ trương trên của thôn càng khó thực hiện.

Lãnh đạo thôn trăn trở, họp bàn nhiều cuộc và thống nhất phương án sẽ kêu gọi con em quê hương thành đạt đang sinh sống, công tác trên mọi miền Tổ quốc ủng hộ. Biết được tin này, cụ Bính liền thông báo, kêu gọi các con, các cháu của mình cùng hướng về giúp đỡ quê hương xây dựng tuyến đường. Cá nhân cụ cũng dành một khoản tiền tiết kiệm riêng để giúp thôn. Các con cháu của cụ không chỉ hăng hái đóng góp kinh phí mà còn trực tiếp cùng lãnh đạo thôn bàn bạc, thiết kế, giám sát quá trình xây dựng. Tháng 8.2016, chiếc cầu dài 8m, rộng 4m nối hai bờ kênh Ba Ngả bắt đầu được thi công. Tháng 4 vừa qua, sau khi cầu hoàn thành, thôn tiếp tục đổ bê tông tuyến đường rộng 4m, dày 18cm. Tổng kinh phí xây dựng 2 công trình này là 819 triệu đồng, hoàn toàn do con cháu cụ Bính ủng hộ. “Hướng về xây dựng quê hương không chỉ đơn thuần là tình cảm mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Tôi rất vui vì các con, các cháu của mình đều nhận thức được điều này”, cụ Bính tâm sự.

Cụ Bính nguyên là cán bộ huyện Cẩm Giàng giai đoạn 1948 - 1957. Vợ chồng cụ có 8 người con (4 trai, 4 gái). Vợ mất sớm, cụ một mình nuôi dạy các con ăn học. Không phụ ơn cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, các con và các cháu của cụ đều học hành thành đạt, có người là bộ đội biên phòng, kỹ sư xây dựng, bác sĩ, giáo viên, có người giữ những chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Gia đình cụ Bính luôn gương mẫu tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Nhà nước và địa phương phát động. Ngoài ủng hộ xây dựng tuyến đường trên, cá nhân cụ Bính đã từng ủng hộ hàng chục triệu đồng để lắp đặt hệ thống chiếu sáng tuyến đường từ thôn Gồm lên trung tâm xã Quảng Nghiệp, xây dựng “công viên thôn Gồm”, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài…

Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch Hải Dương

Sáng 22.6, Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch Hải Dương (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức chương trình khảo sát, tuyên truyền quảng bá du lịch Thanh Hà.
Chương trình có sự tham dự của đại diện 15 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và một số đơn vị lữ hành ở Hà Nội.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh samsung
Chính quyền cấp xã chưa chủ động vào cuộc xử lý

Thấy người dân địa phương bao đời nay vất vả mỗi lần đi lại


Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch Hải Dương đã thông tin tới các phóng viên và đại diện các đơn vị lữ hành về tiềm năng, thực trạng, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương nói chung, huyện Thanh Hà nói riêng; tổ chức cho đoàn phóng viên, công ty lữ hành đi khảo sát, tham quan một số di tích lịch sử văn hóa và địa điểm sinh thái tại huyện Thanh Hà như chùa Minh Khánh, chùa Đồng Ngọ, cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm (xã Thanh Sơn) và một số nhà vườn trồng vải, ổi.

Đại diện Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch Hải Dương mong muốn trong thời gian tới các cơ quan báo chí quan tâm phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về tiềm năng du lịch của Hải Dương; các công ty lữ hành nghiên cứu mở một số tuyến, điểm du lịch liên kết trải nghiệm sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa tâm linh tại Hải Dương để ngày càng có nhiều hơn du khách đến với tỉnh Đông.
Từ đầu năm đến nay, Đảng bộ thị xã Chí Linh đã kết nạp 123 đảng viên, tăng hơn 21,7% so với cùng kỳ năm trước.
 Đảng bộ các xã, phường như Phả Lại, Bến Tắm, Hoàng Tân, Thái Học, Lê Lợi, An Lạc, Văn Đức kết nạp được nhiều đảng viên. Trong số đảng viên kết nạp có gần 57% dưới 31 tuổi, hơn 63,4% là nữ.

Đạt kết quả trên là do Thị ủy Chí Linh luôn quan tâm tạo nguồn đảng viên mới từ đoàn viên, thanh niên và bộ đội xuất ngũ. Các tổ chức cơ sở đảng tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà trường, gia đình giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Những đảng viên có uy tín trong các chi bộ được giao phát hiện, bồi dưỡng nguồn đảng viên mới.
Thời gian gần đây, các bạn trẻ đam mê chụp ảnh nghệ thuật bị cuốn hút bởi thú chơi flycam.
Mỗi máy flycam có giá từ 15 triệu đồng trở lên. Sản phẩm này phải mua ở TP Hà Nội, Hải Phòng và có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra, dòng sản phẩm siêu nhỏ flycam mini có giá từ 1 triệu đồng  trở lên cũng đang hút khách.
Máy có 4 cánh quạt ở phía trên và được làm bằng nhựa dẻo. Vào ban đêm, loại thiết bị này còn phát ra ánh sáng khá đẹp mắt.

Chính quyền cấp xã chưa chủ động vào cuộc xử lý

Chính quyền cấp xã chưa chủ động vào cuộc xử lý, ngăn chặn, làm cho tình hình an toàn giao thông thêm diễn biến phức tạp.
Tình trạng người dân lấn chiếm hành lang an toàn giao thông (ATGT) các quốc lộ diễn ra ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, chính quyền cấp xã chưa chủ động vào cuộc xử lý, ngăn chặn, làm cho tình hình ATGT thêm diễn biến phức tạp.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi ha noi, bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh samsung      

Thấy người dân địa phương bao đời nay vất vả mỗi lần đi lại


Thiếu chủ động: Quốc lộ 38 qua Hải Dương chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Trước khi cải tạo, nâng cấp, tuyến đường này có nhiều trường hợp vi phạm hành lang, nhất là đoạn qua làng nghề mộc Đông Giao (xã Lương Điền). Hiện nay, tuyến đường qua xã đã hoàn thành việc nâng cấp, tình trạng lấn chiếm tiếp tục diễn ra, thậm chí  nghiêm trọng hơn trước. Nhiều gia đình cơi nới mái che, mái vẩy bằng tôn, cắm cọc sắt ngay trên vỉa hè, sát với lề đường. Toàn tuyến hầu hết không có vỉa hè. Cũng tại đoạn qua thôn Đông Giao, chợ chiều họp ngay dưới lòng đường, trong khi ô tô các loại thường xuyên qua lại với mật độ lớn khiến giao thông rất phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn.

Đoạn quốc lộ 38 qua xã Lương Điền dài hơn 3 km, có khoảng 570 hộ dân sinh sống ven đường. Hầu hết các hộ đều lấn chiếm hành lang làm nơi kinh doanh, tập kết gỗ, đồ mộc. Ông Nguyễn Đình Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Điền thừa nhận: "Các vi phạm đã diễn ra từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương cũng biết. Vừa qua, sau khi nâng cấp, đưa vào sử dụng tuyến đường, chủ đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 38 không bàn giao gì cho địa phương nên chúng tôi không có cơ sở xử lý. Xã cũng chưa tổ chức nhắc nhở, tuyên truyền đến các hộ về quy định cấm lấn chiếm hành lang ATGT".

Có thể thấy, việc các địa phương không tích cực, chủ động tuyên truyền, xử lý vi phạm đã làm cho tình trạng người dân lấn chiếm hành lang quốc lộ diễn ra ngày càng công khai. Việc tuyên truyền, xử lý được chính quyền cấp xã "đẩy" hết cho cơ quan chức năng của huyện, các cơ quan của tỉnh.

Trung tuần tháng 5 vừa qua, liên ngành do Ban ATGT tỉnh chủ trì kiểm tra, xử lý hàng loạt trường hợp lấn chiếm hành lang ATGT trên các quốc lộ 5, 18, 37 và 38 B qua địa bàn TP Hải Dương, thị xã Chí Linh, các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành. Một số cán bộ thanh tra giao thông (Sở Giao thông vận tải) trong đoàn liên ngành cho biết, sau mỗi đợt kiểm tra, xử lý, tình trạng vi phạm hành lang lại tái diễn. Nếu chính quyền cơ sở tích cực tuyên truyền, nhắc nhở thì vi phạm chắc chắn sẽ giảm.

Đẩy mạnh tuyên truyền: Ngoài xử lý vi phạm thì nhắc nhở, tuyên truyền thường xuyên để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT là giải pháp cần được các địa phương quan tâm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tại một số Đài Phát thanh cấp huyện thì mặc dù đều xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông, chống lấn chiếm hành lang song các đài không duy trì đều đặn. Trong khi đó, Đài Truyền thanh cấp xã chủ yếu lại chờ tiếp sóng các chuyên mục này của đài huyện chứ không chủ động xây dựng chương trình tuyên truyền. Tại Đề án “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 - 2020" thì lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã phải có trách nhiệm chỉ đạo Đài Phát thanh, Đài Truyền thanh tăng cường tuyên truyền các nội dung về bảo đảm ATGT, trong đó có bảo vệ hành lang.

Ông Vũ Quý Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Gia Lộc cho rằng để bảo vệ hành lang trên các quốc lộ thì vai trò của chính quyền cấp xã rất quan trọng. Trên đoạn quốc lộ 38B qua huyện vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang, nhất là vào mùa thu hoạch, người dân bày bán nông sản ngay dưới lòng đường. Với các vi phạm này, tới đây huyện sẽ phối hợp với Sở Giao thông vận tải để xử lý. "Nếu chính quyền cơ sở không nêu cao trách nhiệm thì dù các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện có nhiệt tình đến đâu cũng khó xử lý được tình trạng vi phạm hành lang. Ngoài ra, cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu cấp xã trong việc để lấn chiếm hành lang ATGT", ông Thắng nói.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Thấy người dân địa phương bao đời nay vất vả mỗi lần đi lại

Cụ Nguyễn Đình Bính (90 tuổi, ở thôn Gồm) đã vận động con cháu cùng chung tay giúp đỡ địa phương làm đường. Thấy người dân địa phương bao đời nay vất vả mỗi lần đi lại trên tuyến đường ra đồng dài 650 m nối thôn Gồm, xã Quảng Nghiệp với thôn Quảng Giang, xã Đại Hợp (Tứ Kỳ), cụ Nguyễn Đình Bính (90 tuổi, ở thôn Gồm) đã vận động con cháu cùng chung tay giúp đỡ địa phương làm đường. Ông Hoàng Đình Thích, Trưởng thôn Gồm hồ hởi: “Bà con ai cũng rất phấn khởi, biết ơn gia đình cụ Bính vì giờ đây việc đi lại và sản xuất không còn khổ cực như trước”.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sua tu lanh hitachi tai ha noi,sửa chữa tủ lạnh hitachi
Vụ mùa năm nay sẽ được gieo cấy trong khoảng đầu đến cuối tháng 7 dương lịch
Chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tại một trong số các chi bộ

Trước đây, tuyến đường chỉ rộng 1,5 m, là đường đất, mỗi khi trời mưa trơn trượt khó đi. Trên tuyến đường còn có kênh Ba Ngả, người dân đi lại, vận chuyển thóc lúa, hoa màu… đều phụ thuộc vào chiếc thuyền nan đã cũ. Năm 2015, trong quá trình dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, bà con trong thôn đã tự nguyện hiến đất ruộng và ngày công để mở rộng mặt đường. Năm 2016, thôn có chủ trương vận động người dân đóng góp kinh phí để bê tông hóa tuyến đường với dự toán ban đầu khoảng 600 triệu đồng. Nhưng việc huy động nguồn lực trong dân là không thể vì mới đây người dân đã đóng góp mỗi khẩu 850.000 đồng để bê tông hóa các tuyến đường trong làng theo tiêu chí nông thôn mới. Hơn nữa, thời điểm đó tỉnh ta cũng bắt đầu tạm dừng hỗ trợ xi măng để làm đường giao thông nội đồng nên chủ trương trên của thôn càng khó thực hiện.

Lãnh đạo thôn trăn trở, họp bàn nhiều cuộc và thống nhất phương án sẽ kêu gọi con em quê hương thành đạt đang sinh sống, công tác trên mọi miền Tổ quốc ủng hộ. Biết được tin này, cụ Bính liền thông báo, kêu gọi các con, các cháu của mình cùng hướng về giúp đỡ quê hương xây dựng tuyến đường. Cá nhân cụ cũng dành một khoản tiền tiết kiệm riêng để giúp thôn. Các con cháu của cụ không chỉ hăng hái đóng góp kinh phí mà còn trực tiếp cùng lãnh đạo thôn bàn bạc, thiết kế, giám sát quá trình xây dựng. Tháng 8.2016, chiếc cầu dài 8m, rộng 4m nối hai bờ kênh Ba Ngả bắt đầu được thi công. Tháng 4 vừa qua, sau khi cầu hoàn thành, thôn tiếp tục đổ bê tông tuyến đường rộng 4m, dày 18cm. Tổng kinh phí xây dựng 2 công trình này là 819 triệu đồng, hoàn toàn do con cháu cụ Bính ủng hộ. “Hướng về xây dựng quê hương không chỉ đơn thuần là tình cảm mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Tôi rất vui vì các con, các cháu của mình đều nhận thức được điều này”, cụ Bính tâm sự.

Cụ Bính nguyên là cán bộ huyện Cẩm Giàng giai đoạn 1948 - 1957. Vợ chồng cụ có 8 người con (4 trai, 4 gái). Vợ mất sớm, cụ một mình nuôi dạy các con ăn học. Không phụ ơn cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, các con và các cháu của cụ đều học hành thành đạt, có người là bộ đội biên phòng, kỹ sư xây dựng, bác sĩ, giáo viên, có người giữ những chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Gia đình cụ Bính luôn gương mẫu tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Nhà nước và địa phương phát động. Ngoài ủng hộ xây dựng tuyến đường trên, cá nhân cụ Bính đã từng ủng hộ hàng chục triệu đồng để lắp đặt hệ thống chiếu sáng tuyến đường từ thôn Gồm lên trung tâm xã Quảng Nghiệp, xây dựng “công viên thôn Gồm”, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài…

Vụ mùa năm nay sẽ được gieo cấy trong khoảng đầu đến cuối tháng 7 dương lịch

Vụ mùa năm nay sẽ được gieo cấy trong khoảng đầu đến cuối tháng 7 dương lịch.
Đây là thời điểm có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra như nắng nóng hoặc mưa lớn. Để việc ngâm ủ và gieo cấy lúa mùa được thuận lợi, nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi
Chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tại một trong số các chi bộ

Nhìn cả cánh đồng rực vàng phía trước làng


- Ngâm ủ thóc giống: Khi mua thóc giống cần kiểm tra kỹ lô giống được sản xuất từ khi nào. Nếu là giống liền vụ thì thời gian ngâm đòi hỏi phải dài hơn giống cách vụ. Thông thường các giống liền vụ (sản xuất từ vụ xuân) cần phải ngâm từ 32-36 giờ (tùy theo đặc điểm vỏ trấu dày hay mỏng và thời tiết nóng hay mát). Giống cách vụ chỉ cần ngâm 24-28 giờ.
* Chú ý: Ngoài theo dõi thời gian ngâm thóc nông dân cần quan sát hạt thóc thường xuyên xem đã no nước hay chưa. Không nên ngâm quá dài khiến hạt thóc thôi chua nhiều dễ bị thối hỏng hoặc kém phát triển sau gieo. Trong quá trình ngâm thóc giống cần rửa chua kịp thời (2 lần/ngày) tránh để nước ngâm thóc quá chua làm hỏng lô giống.
- Để tăng khả năng phát triển cho rễ và mầm, giúp cây mạ khỏe cần bổ sung vào nước ngâm một số chế phẩm phân bón nano hoặc sinh học như Lộc xuân, Neb26, Bio, Vườn sinh thái... Thời gian ngâm chế phẩm và liều lượng mỗi loại cần tuân thủ theo quy trình của nhà sản xuất khuyến cáo.
- Gieo mạ nền cứng: Nên chọn nền đất cứng để gieo mạ mùa sẽ tốt hơn rất nhiều khi gieo trên sân gạch hoặc xi măng. Vì nếu gieo trên các nền sân này cây mạ rất dễ bị sốc nhiệt mà chết khô. Nếu không có nền đất cứng thì nên đổ một lớp đất bột dày khoảng 1-2 cm san phẳng và nén chặt như nền sân rồi mới rải giấy xi măng hoặc lá chuối lên trên sau đó đổ giá thể gồm bùn ao + phân chuồng mục và một ít chế phẩm nấm có ích để gieo mạ.
- Đối với ruộng lúa gieo thẳng: Trước khi gieo ra ngoài đồng, nông dân cần bám sát và theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết để tiến hành gieo vào những ngày thời tiết thuận lợi. Trong trường hợp lô giống đã được gieo mà gặp mưa lớn kéo dài thì cần chuyển sang phương thức vỗ mạ nền sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Ruộng làm đất để gieo thẳng lúa vụ mùa cần được cày bừa kỹ và san phẳng cho đều, tránh để trên ruộng có nhiều chỗ trũng hoặc vũng vãnh sẽ làm mống mạ dễ bị thối hỏng sau gieo. Mặt khác, lúc làm đất và san ruộng tránh làm ruộng trũng giữa sẽ rất khó khăn cho việc thoát nước sau mưa lớn. Cần đưa nước vào ruộng tráng mống khi cây mạ đã mọc mũi chông, không nên để ruộng lộ quá lâu sẽ gây nứt nẻ, cây mạ kém phát triển.

- Ruộng lúa cấy mạ dược: Mạ đem cấy yêu cầu đủ tuổi, không nên cấy mạ già ống, quá lứa sẽ làm giảm trầm trọng năng suất. Đối với các giống lúa cao sản cần áp dụng phương thức cấy “hàng rộng - hàng hẹp” nhằm tận dụng ánh sáng triệt để giúp lúa đạt được năng suất cao. Lúa lai nên cấy thưa, ít dảnh (1- 2 dảnh/khóm, mật độ 30-35 khóm/m2). Lúa thuần cấy vừa phải (2-3 dảnh/khóm, mật độ 35-40 khóm/m2), cấy theo hướng đông-tây và nông tay.
Đến nay, toàn tỉnh đã tích tụ được 820ha ruộng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp tập trung.
Trong đó có 366ha sử dụng vào mục đích trồng trọt, 280ha chăn nuôi và 174ha nuôi thủy sản. Các địa phương có diện tích đất tích tụ lớn là Gia Lộc, Kim Thành, Ninh Giang, Tứ Kỳ...
Để khuyến khích các cá nhân, tổ chức tích tụ ruộng đất, mở rộng sản xuất, UBND tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm tiền thuê đất trong 2 năm tính từ thời điểm thuê đất đối với các mô hình có quy mô từ 5ha/vùng trở lên, có thời gian thuê tối thiểu 5 năm liên tục và liền vùng, liền thửa.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tại một trong số các chi bộ

Qua sổ nghị quyết của một số chi bộ, trong sinh hoạt, đảng viên chỉ tập trung ý kiến vào một số vấn đề của địa phương, ít bàn bạc các nội dung liên quan đến công tác đảng.
Thời gian qua, cấp ủy các cấp trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhưng một số hạn chế vẫn chưa được khắc phục triệt để, ít vấn đề được đưa ra bàn bạc, thảo luận tại các cuộc họp chi bộ.


Chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tại một trong số các chi bộ có đông đảng viên nhất tỉnh. Đồng chí bí thư chi bộ thừa nhận dù có tới gần 200 đảng viên tham gia sinh hoạt nhưng bình quân tại mỗi cuộc họp chi bộ chỉ có 2-3 đảng viên phát biểu ý kiến. Cuộc họp có nhiều ý kiến phát biểu nhất là tổng kết chi bộ, bình xét, đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm.

Tại huyện Kinh Môn, có chi bộ đông đảng viên nhưng mỗi cuộc họp cũng chỉ có 1-2 ý kiến phát biểu. Qua xem sổ nghị quyết chi bộ, chúng tôi thấy có những tháng phần thảo luận không được thể hiện trong sổ nghị quyết. Trong khi đó, địa phương có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm như tình hình mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội; ô nhiễm môi trường; thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới; xây dựng tuyến phố văn minh...

Tìm hiểu ở một số địa phương đang xây dựng nông thôn mới, có nhiều vấn đề phải bàn bạc như làm đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, tranh chấp đất đai…, chúng tôi cũng thấy mỗi cuộc họp chi bộ ở đây chỉ có khoảng 3-5 ý kiến phát biểu. Trong đó, một số ý kiến phát biểu không tập trung vào các vấn đề trọng tâm mà lan man, dàn trải.

Qua sổ nghị quyết của một số chi bộ, trong sinh hoạt, đảng viên chỉ tập trung ý kiến vào một số vấn đề của địa phương, ít bàn bạc các nội dung liên quan đến công tác đảng. Các chi bộ chưa quan tâm nhiều đến công tác tư tưởng, ít đề cập đến việc khắc phục các khuyết điểm của đảng viên.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đảng viên "ngại" phát biểu trong sinh hoạt. Hiện nay, tại các chi bộ nông thôn, số đảng viên là cán bộ nghỉ hưu chiếm khoảng 60 - 70%, còn ở các chi bộ khu dân cư số đảng viên là cán bộ hưu trí có nơi chiếm gần 90%. Nhiều bí thư chi bộ cho rằng việc đông đảng viên là cán bộ nghỉ hưu đã ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt chi bộ vì có những đảng viên thờ ơ với tình hình địa phương. Đảng viên cao tuổi thì không thích phát biểu, đảng viên trẻ lại không quan tâm đến công việc của địa phương mà chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế gia đình. "Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy có những đảng viên cả một nhiệm kỳ không lần nào phát biểu, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp chi bộ", ông Hoàng Văn Nhân, Bí thư Chi bộ Nguyễn Trãi 2 (phường Sao Đỏ, Chí Linh) cho biết.
Cũng có nhiều đảng viên cho rằng trong sinh hoạt chi bộ, họ ít phát biểu ý kiến là vì đồng chí bí thư chi bộ “mắc bệnh” nói dài. Mỗi cuộc sinh hoạt chi bộ là đồng chí bí thư lại diễn giải cả tiếng đồng hồ, với những nội dung không đi vào trọng tâm, không thu hút được người nghe. Bởi vậy, những kỳ sinh hoạt lần sau, mọi người đều không muốn phát biểu để cuộc họp nhanh chóng kết thúc, đỡ mất thời gian. "Nhiều cuộc họp, tôi và đảng viên trong chi bộ cũng tích cực đề xuất ý kiến nhưng sau vài lần những ý kiến tâm huyết không được xem xét, thậm chí bị bác bỏ thẳng thừng, chúng tôi không muốn nói nữa", đảng viên Phạm Văn T. (xã Tiền Tiến, Thanh Hà) cho biết.

Bên cạnh đó, việc nhiều đảng viên trong chi bộ có mối quan hệ họ hàng cũng khiến đảng viên khác ngại phát biểu tại các cuộc họp.
"Chi ủy chuẩn bị nội dung họp kỹ lưỡng, nội dung kiểm điểm thiết thực, những vấn đề được đưa ra bàn đều trúng trọng tâm, trọng điểm, chi bộ có thể thực hiện được… nên đảng viên cũng không cần phát biểu ý kiến nhiều", ông Nguyễn Quang Vịnh, Bí thư Chi bộ khu dân cư số 2, thị trấn Phú Thứ (Kinh Môn) lý giải về tình trạng ít đảng viên tham gia phát biểu tại các cuộc họp chi bộ.

Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30.3.2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ" và sơ kết thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 2.3.2012 của Ban Tổ chức Trung ương về "Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ", chi bộ thôn, khu dân cư duy trì tốt chế độ sinh hoạt, nhưng nhìn chung chất lượng còn hạn chế. Các buổi sinh hoạt hằng tháng có khoảng 85% số đảng viên tham dự, song bình quân chỉ có 20% phát biểu ý kiến. Một số đảng viên trẻ chưa quan tâm nhiều tới sinh hoạt chi bộ, ít tham gia phát biểu thể hiện chính kiến trong sinh hoạt. Nhiều đảng viên ngại ghi chép khi tham gia học tập nghị quyết. Đa số các đồng chí bí thư chi bộ là cán bộ hưu trí, tuổi cao, chưa được đào tạo cơ bản, trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận, năng lực lãnh đạo, điều hành... hạn chế nên ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chất lượng ra nghị quyết ở một số chi bộ còn thấp…

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Nhìn cả cánh đồng rực vàng phía trước làng

Nhìn cả cánh đồng rực vàng phía trước làng, bác Nhu thấy lúa đã được gặt nên gọi cho chủ máy gặt.
Chú Kiên chủ máy hẹn bác đúng 9 giờ sáng nay máy tới ruộng. 8 rưỡi, bác Nhu phóng xe lên đồng thì thấy chú Vũ và cô Loan đang tranh nhau để được gặt trước, trong khi chú Kiên nhăn nhó không biết lựa chọn nhà ai. Bác Nhu hỏi:
- Chuyện thế nào mà cãi nhau ầm ĩ cả lên? 10 phút các cô chú cãi nhau cũng đủ gặt một ruộng rồi đấy. Cô Loan cởi nón, cởi khăn bông choa chỏa:
- Ai cãi nhau với nhà ấy cho mệt. Chẳng qua là chú Kiên đã đồng ý xuống gặt cho nhà tôi trước rồi mới sang nhà chú Vũ, thế mà chú ấy lại nói tôi chen ngang, đòi lôi máy lại.
Chú Vũ đốp lại: -  Chẳng chen ngang là gì? Chú Kiên lên đồng là do nhà tôi đặt trước, rồi mới tới nhà bác Nhu, tôi chậm chân có 2 phút vì còn gửi cháu thế mà nhà cô đã đòi kéo máy xuống ruộng ngay, như vậy là không biết điều.

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi  
Công an huyện Thanh Hà vừa phối hợp với các cơ quan chức năng
Huyện đoàn Tứ Kỳ chỉ đạo tổ chức cắt cỏ, dọn vệ sinh và trồng cây

- Tôi biết đâu là ai đặt, thấy máy gặt trên bờ chưa biết ruộng nhà ai thì tôi tranh thủ bảo chú Kiên xuống gặt trước cho nhà tôi.
- Cô tử tế thì đã chỉ ruộng nhà tôi cho chú ấy.
- Tôi chẳng phải vạ, giờ máy đã xuống ruộng nhà tôi rồi thì cấm có lên.
Bác Nhu hỏi chú Kiên chủ máy có đúng không, chú Kiên gật đầu:

- Đúng là em hẹn nhà chú Vũ nhưng chú ấy ra muộn mấy phút. Mà ruộng nhà cô Loan ngay đầu bờ to, đưa máy gặt xuống đồng rất dễ, em định gặt trước rồi đánh vào ruộng của mấy nhà khác đã đăng ký gặt cho tiện. Máy vừa xuống ruộng còn chưa kịp gặt thì chú Vũ ra, hai người to tiếng ngay, đâm lôi thôi, bác ạ.

Bác Nhu vỡ lẽ, ôn tồn:
- Đúng theo lệ, ai đặt trước thì làm trước, sau chú Vũ là tới ruộng nhà tôi, rồi tới ruộng nhà bà Tứ, cuối cùng mới tới nhà cô Loan. Nhưng giờ thì máy đã xuống ruộng rồi. Ruộng nhà cô lại đầu lô, gặt xong trước cũng tiện cho việc vào ruộng các nhà khác nên chúng tôi nhường cho cô gặt trước. Vậy nên cô biết điều thì nói khó với chú Vũ một tiếng rồi cảm ơn chú ấy. Cô được gặt trước về phơi trước, không bị nắng lửa ngoài đồng mà chẳng chịu nhún nhường lại còn to tiếng là sao? Cô chú thấy tôi nói thế nào?

Chú Vũ có vẻ nguôi nguôi, còn cô Loan thì cúi đầu ấp úng:

- Vâng, bác nói phải, em có hơi nóng nảy. Em mong các bác nhường cho em tại trưa nay em có việc phải về quê nên muốn gặt xong trước.

- Đấy, cứ như thế thì cô có xếp hàng cuối cùng thì chúng tôi cũng nhường cho cô gặt trước, máy đã xuống đồng rồi, lại cùng hàng xóm với nhau thì so bì trước với sau làm gì - bác Nhu vui vẻ nói.

Công an huyện Thanh Hà vừa phối hợp với các cơ quan chức năng

Công an huyện Thanh Hà vừa phối hợp với các cơ quan chức năng đưa 2 trường hợp vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Đó là Bùi Bá Ch. (sinh năm 1976) và Bùi Đức Đ. (sinh năm 1972, cùng trú tại xã Hồng Lạc). Đây là địa phương thứ hai trong tỉnh (sau TP Hải Dương) đưa được người nghiện đi cai bắt buộc kể từ năm 2014 đến nay.
   

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ)


Hiện nay, Thanh Hà có trên 400 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đang ở cộng đồng. Công an huyện đã chỉ đạo Công an các xã, thị trấn tăng cường quản lý nghiệp vụ, nắm tình hình và kiên quyết lập hồ sơ đề nghị đưa đi cai nghiện bắt buộc những trường hợp đủ điều kiện, đúng quy định của pháp luật.
Công an TP Hải Dương bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy tại nhà trọ 5/116 Nguyễn Lương Bằng, phường Bình Hàn.
- Ngày 8.6, Công an TP Hải Dương bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy tại nhà trọ 5/116 Nguyễn Lương Bằng, phường Bình Hàn (TP Hải Dương), thu 0,322 gam hêrôin.

- Ngày 8.6, Công an huyện Tứ Kỳ bắt quả tang 3 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy tại nhà Nguyễn Văn Biền (sinh năm 1981, trú tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ), thu 2 gói ma túy tổng hợp (chưa xác định trọng lượng).
- Ngày 9.6, Công an huyện Thanh Hà bắt quả tang 1 đối tượng có hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy tại khu vực bến đò Quách An, xã Thanh An  (Thanh Hà), thu 6 gói nhỏ heroin.
- Khoảng 21 giờ 15 ngày 8.6, tại thôn Đồng Lại, xã Quyết Thắng (Ninh Giang), Công an huyện Ninh Giang phát hiện bắt quả tang Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1991, ở thôn Đồng Lại, xã Quyết Thắng, Ninh Giang) đang bán trái phép 2 ống nhựa đựng chất tinh thể trắng cho đối tượng tự khai là Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1991, ở thôn Ngọc Hòa, xã Vĩnh Hòa, cùng huyện) với giá 500.000 đồng. Khám xét trên người Cường, công an thu giữ 18 ống nhựa và 1 túi nilon đựng chất tinh thể trắng. Cường khai nhận đó là ma túy tổng hợp.
Cơ quan điều tra Công an huyện đang tạm giữ Cường để điều tra, hoàn thiện hồ sơ và xử lý theo quy định của pháp luật. Đối tượng tự khai là Tuấn đã bỏ trốn.

Huyện đoàn Tứ Kỳ chỉ đạo tổ chức cắt cỏ, dọn vệ sinh và trồng cây

Huyện đoàn Tứ Kỳ chỉ đạo tổ chức cắt cỏ, dọn vệ sinh và trồng 10 cây ngọc lan, bạch thiên hương trong khuôn viên Đền liệt sĩ huyện.
Chiều 9.6, Huyện đoàn Tứ Kỳ đã chỉ đạo 2 đơn vị trực thuộc là Đoàn cơ sở khối chính quyền và Đoàn khối Dân Đảng huy động cán bộ, đoàn viên thanh niên tổ chức cắt cỏ, dọn vệ sinh và trồng 10 cây ngọc lan, bạch thiên hương trong khuôn viên Đền liệt sĩ huyện.

Xem thêm: địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachisua chua tu lanh hitachi  ,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ)

Kết thúc vụ dưa hấu là nhân dân Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ)


Từ tháng 3 đến nay, Huyện đoàn Tứ Kỳ tổ chức “Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng” bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực như phối hợp với đội y, bác sĩ trẻ tình nguyện huyện tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí (mỗi suất trị giá 150.000 – 200.000 đồng) cho 450 người là thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng ở 3 xã: Phượng Kỳ, Hà Kỳ, Hưng Đạo; khởi công xây dựng Nhà bia kỷ niệm nơi thành lập Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên của huyện tại xã An Thanh với kinh phí gần 300 triệu đồng; vận động mỗi Đoàn thanh niên cơ sở thực hiện được ít nhất 1 công trình, phần việc thanh niên.

Từ nay đến Ngày Thương binh, liệt sĩ 27.7, Huyện đoàn Tứ Kỳ tiếp tục phối hợp tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách ở 2 xã Tái Sơn và Văn Tố; chỉ đạo Đoàn thanh niên các xã, thị trấn ra quân cắt cỏ, dọn vệ sinh, trồng cây xanh tại nghĩa trang liệt sĩ của địa phương, tổ chức lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ…
Ngày 9.6, Ban chỉ đạo hoạt động hè và chiến dịch thanh niên tình nguyện (TNTN) thị xã Chí Linh triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động hè 2017.
Hoạt động hè và chiến dịch TNTN được triển khai trong toàn thị xã từ nay đến ngày 20.8. Thị đoàn sẽ tập trung tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em, nâng cao chất lượng phong trào thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), văn minh đô thị. Các đội TNTN sẽ sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện sinh hoạt cho các gia đình khó khăn tại 4 xã xây dựng NTM năm 2017 là Lê Lợi, Hưng Đạo, Bắc An, Kênh Giang.

Thị xã phấn đấu tập hợp ít nhất 80% thanh thiếu nhi tham gia sinh hoạt hè và chiến dịch TNTN. Trao tặng 50 suất quà, mỗi suất 500.000 đồng cho trẻ em khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo. Xây dựng 3 công trình thanh niên tham gia xây dựng NTM, văn minh đô thị trị giá 200 triệu đồng. Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 300 đối tượng chính sách, tham gia hiến máu tình nguyện ít nhất 100 đơn vị máu. 500 đoàn viên, thanh niên được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn và giới thiệu việc làm.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ)

Sáng 7.6, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) phối hợp đánh giá mô hình thử nhiệm giống ngô biến đổi gien NK4300 Bt/GT phục vụ chăn nuôi.
Giống ngô này được tạo ra từ giống nền là ngô lai NK4300. Vụ xuân hè năm nay, các xã Minh Tân (Nam Sách) và Nhân Huệ (Chí Linh) trồng thử nghiệm 5 ha. Kết quả cho thấy, giống NK4300 Bt/GT có khả năng kháng sâu đục thân gây hại và chống chịu cao với thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate, giúp cây hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng mà không bị cỏ dại cạnh tranh. Nông dân hầu như không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Đây là sản phẩm rất tốt để làm thức ăn chăn nuôi. Hiện ngô sắp sửa cho thu hoạch, năng suất dự kiến đạt 2,8 - 2,9 tạ/sào, nông dân thu lãi 7 triệu đồng/ha.

Kết thúc vụ dưa hấu là nhân dân Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ)



Vụ đông tới, xã Nhân Huệ tiếp tục trồng thử nghiệm 1 ha để hoàn thiện quy trình kỹ thuật. Các hộ tham gia mô hình đều được bao tiêu sản phẩm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng vải thiều năm nay ước đạt hơn 12.000 tấn, giảm 6.000 tấn so với năm trước.
Nguyên nhân do vụ đông xuân ấm làm giảm khả năng phân hóa mầm hoa của cây, tỷ lệ đậu quả chỉ đạt từ 30-40%. Vùng vải thiều xuất khẩu có tỷ lệ đậu quả đạt hơn 50%.
Hiện vải thiều đang trong giai đoạn đẫy cùi, khoảng 15 ngày nữa sẽ cho thu hoạch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương chỉ đạo nông dân tập trung chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm chất lượng, mẫu mã quả vải.
Một số tổ máy của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại phải dừng hoạt động vì sự cố hỏa hoạn đã làm cho khu vực Hải Dương bị thiếu hụt một lượng điện khá lớn.

Mặc dù không gây mất điện nhưng việc phải truyền tải điện từ khu vực khác về đã ảnh hưởng đến chất lượng điện và giảm khả năng dự phòng trong trường hợp sự cố tiếp tục xảy ra.

Để bảo đảm cấp điện liên tục, an toàn, chất lượng, ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương đã thường xuyên theo dõi phụ tải các đường dây 110kV để tránh quá tải cục bộ gây mất ổn định hệ thống. Đối với các trạm 110kV xuất hiện điện áp thấp như Đồng Niên, Nghĩa An, Đại An, Phúc Điền, công ty đã chủ động đề xuất đưa vào vận hành các bộ tụ bù trung áp tại trạm 110kV. Để bảo đảm các đường dây 110kV không quá tải, một số mạch vòng liên lạc đã được tách khỏi vận hành như 174E8.1 Đồng Niên - 172E8.16 Tiền Trung.

Kết thúc vụ dưa hấu là nhân dân Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ)

Đã thành lệ, cứ kết thúc vụ dưa hấu là nhân dân Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) lại tổ chức ngày "hội dưa".
Đầu mối là các liên gia trong từng xóm. Trưởng, phó liên gia chủ trì, tiến hành vào ngày chủ nhật, để thành viên trong các gia đình đều tham dự. Chương trình gồm đánh giá kết quả vụ dưa, tìm ra điển hình giỏi, chỉ ra khiếm khuyết, trao đổi kinh nghiệm trồng dưa cho năng suất cao, chất lượng tốt, nêu quyết tâm hướng tới. Kết thúc, toàn liên gia ăn bữa cơm liên hoan do chính bàn tay của bà con nấu nướng. Sau "hội dưa" toàn liên gia, các gia đình tổ chức "tổng kết dưa" của gia đình mình.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Vi phạm của các dự án sau chấp thuận đầu tư là rất rõ ràng


Nét đặc biệt của "hội dưa" năm 2017 là "Lá rách nhiều đùm lá rách ít". Năm nay, thôn Xuân Nẻo có khoảng 35 ha dưa hấu, tổng sản lượng đạt hơn 900 tấn quả, thu khoảng 9 tỷ đồng. Ở đây, số hộ chuyên trồng dưa hấu nhiều gấp hơn hai lần số hộ nuôi lợn. Vì nuôi lợn cần đầu tư nhiều, còn trồng dưa tuy vất vả nhưng vốn ít hơn, lại cũng có một phần lấy công làm lãi. Vì thế đa số hộ chọn nghề này.

Người Xuân Nẻo có truyền thống tương thân, tương ái. Trong hoàn cảnh giá lợn xuống thấp kỷ lục như hiện nay, nhìn những đàn lợn hàng trăm con đã quá kỳ xuất chuồng cứ ngồn ngộn, ăn như "núi lở", không chỉ người chăn nuôi lợn buồn lo mà các hộ trồng dưa cũng thấy xót xa... Do đó, "hội dưa" ở tất cả các tổ liên gia quyết chia sẻ khó khăn với các hộ nuôi lợn. Bữa cơm liên hoan trong ngày "hội dưa" ưu tiên dùng thịt lợn của các hộ trong làng.

Trưởng liên gia lên lịch để các gia đình tổ chức "tổng kết dưa" không trùng ngày. Các "nghệ nhân" chế biến thịt lợn của làng phát huy tay nghề hết cỡ. Ngoài các món thông thường là những món đặc sắc để mọi người đều thích dùng. Ngoài bữa cỗ hội, thực phẩm còn được phân phát mở rộng cho các hộ.

Đã xuất hiện những nghĩa cử cao đẹp. Để các liên gia có thêm điều kiện mở rộng, nâng cấp "hội dưa", gia đình bà Thu Hà ở xóm 4 chuyên kinh doanh dịch vụ phông bạt tài trợ toàn bộ chi phí thuê phông bạt, bát đĩa, trang âm cho các gia đình có nhu cầu sử dụng các thứ đó.

Thôn Xuân Nẻo hiện có hơn 1.100 hộ dân với hàng chục ngõ liên gia. Liên gia ngõ ông Nguyễn Văn Biên ở xóm 4 có 19 gia đình, tổ chức "hội dưa" vào chủ nhật 28.5.2017 vừa qua trước khi từng gia đình tổ chức "tổng kết dưa" ở nhà mình. Tại đó, 2 tạ thịt lợn đã được dùng một cách văn minh, tình nghĩa. Bà con ước tính, kết thúc mùa dưa hấu năm nay, Xuân Nẻo sẽ có hàng chục tấn thịt lợn được tiêu thụ tại chỗ. Các hộ chăn nuôi lợn đều xúc động trước tình làng, nghĩa xóm.

Vi phạm của các dự án sau chấp thuận đầu tư là rất rõ ràng

Những hạn chế, vi phạm của các dự án sau chấp thuận đầu tư là rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc xử lý của các cơ quan chuyên môn lại chưa đủ sức răn đe.
Chế tài yếu: Ông Phạm Quang Hưng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh nhận định hầu hết các dự án sau cấp phép đều chậm tiến độ, xin điều chỉnh giấy phép hoặc gia hạn nhiều lần. Có những dự án sau khi được UBND tỉnh gia hạn, hoặc điều chỉnh vẫn hoạt động không đúng với mục tiêu dự án đã được chấp thuận.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa chữa tủ lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi       

Thí sinh thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi hoàn thành bài thi


Theo đánh giá của lãnh đạo một số sở, ngành, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều dự án không triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ đề ra là do năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu kém cùng vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư nhận dự án sau đó chuyển nhượng hoặc liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp khác để kiếm lời cũng khiến tình trạng vi phạm trong lĩnh vực đất đai thêm trầm trọng. Việc các dự án không triển khai hoặc đã triển khai nhưng chậm tiến độ gây lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Theo quy định, những dự án không sử dụng đất sau 12 tháng hoặc chậm tiến độ 24 tháng sẽ được gia hạn 24 tháng nhưng phải nộp tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất tương đương với thời gian được gia hạn. Nếu tiếp tục chậm tiến độ, không triển khai đầu tư hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ bị Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, trên thực tế có những dự án nhận bàn giao đất nhiều năm nhưng chủ đầu tư không triển khai xây dựng, triển khai không đúng nội dung dự án được phê duyệt hoặc cho thuê nhà xưởng, chuyển nhượng không đúng quy định nhưng vẫn chưa bị thu hồi. Điển hình như các dự án đầu tư: cụm nhà máy chế biến, tổng kho bảo quản rau, củ, quả và mô hình giới thiệu quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp của Công ty CP Vinamit (TP Hải Dương); xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, dịch vụ ăn uống, giải khát của Công ty TNHH Cao Cường (Chí Linh); xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm sành sứ thủy tinh của chi nhánh Công ty CP Sành sứ thủy tinh Việt Nam (Chí Linh); xây dựng cơ sở sửa chữa ô tô, kinh doanh dịch vụ ăn nghỉ Trường Độ của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Trường Độ (Nam Sách); đóng mới và sửa chữa tàu thủy của Công ty CP Vụ Hát Tường (Kim Thành); xây dựng nhà máy sản xuất ống nước của Công ty CP Nhựa VGHAU (Thanh Hà)...

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều dự án vừa chậm tiến độ, vừa nợ tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hoặc chuyển nhượng trái quy định. Do mức xử phạt vẫn không đủ sức răn đe nên các doanh nghiệp liên tục xin điều chỉnh, xin gia hạn dự án để giữ đất kiếm lời. Đặc biệt, có những doanh nghiệp xin điều chỉnh dự án tới 7 lần mà vẫn được cơ quan chức năng chấp nhận...

Chậm thu hồi: Thời gian qua, số dự án bị thu hồi do vi phạm quy định trong quản lý, sử dụng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo báo cáo của UBND tỉnh, giai đoạn 2011 - 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện 89 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với 493 đơn vị được giao đất trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng tiến hành xử phạt 25 đơn vị vi phạm pháp luật đất đai với tổng số tiền 440 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ kiến nghị thu hồi đất của 9 đơn vị với tổng diện tích gần 21 ha. Trong số 63 dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh chưa triển khai xây dựng hoặc chậm tiến độ, có rất ít dự án bị đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Còn theo số liệu của Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường), từ năm 2009 - 2016, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất của 72 doanh nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.497 ha để giao trung tâm quản lý. Trong đó, 70 doanh nghiệp có văn bản tự nguyện xin trả lại đất cho Nhà nước nhưng thực chất chỉ là hình thức để nhằm hợp thức hóa hoạt động chuyển nhượng dự án của các doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, số dự án bị thu hồi đúng nghĩa rất ít. Chỉ có 2 dự án của Công ty CP Cầu 12 (TP Hải Dương) và Công ty CP Dinh dưỡng Đại Nam (Bình Giang) bị thu hồi đất do vi phạm những quy định trong quản lý, sử dụng đất.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ chưa thực hiện thường xuyên, mức độ xử lý còn nhẹ, không có tác dụng răn đe. Đây là nguyên nhân chính khiến việc quản lý sử dụng đất của doanh nghiệp sau cấp phép, đặc biệt đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng nội dung dự án được chấp thuận còn khó khăn, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai còn phổ biến.

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Thí sinh thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi hoàn thành bài thi

Sáng 3.6, các thí sinh thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi hoàn thành bài thi 5 môn chuyên cuối cùng.
 5 môn chuyên cuối cùng gồm: vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý và tiếng Anh. Thời gian làm bài môn vật lý, địa lý và lịch sử 150 phút; môn hóa học và tiếng Anh 120 phút.
Có tổng cộng 23 phòng thi với 594 thí sinh,trong đó 3 phòng thi môn vật lý, 3 phòng thi môn hóa học, 2 phòng thi môn lịch sử, 3 phòng thi môn địa lý, 12 phòng thi tiếng Anh. Số thí sinh dự thi môn tiếng Anh đông nhất là do thí sinh thi vào lớp chuyên tiếng Nga, tiếng Pháp đều thi môn chuyên tiếng Anh.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam bảo hành tủ lạnh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi     

Kim Thành hiện vẫn còn 1.056 người có công với cách mạng cần hỗ trợ về nhà ở


837 thí sinh đăng ký dự thi vào Trường THPT Nguyễn Trãi, trong đó thí sinh hộ khẩu ở TP Hải Dương chiếm hơn 81%. Có169 em đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, gồm 7 giải nhất, 50 giải nhì, 53 giải ba và 59 giải khuyến khích.
Đây là buổi thi cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay.Công tác chấm thi sẽ diễn ra từ ngày 4-7.6. Ngày 13.6, các trường công bố kết quả trúng tuyển.
Nông dân Thanh Hà đang bán vải tàu lai loại 1 với giá từ 55.000-65.000 đồng/kg, loại 2 từ 45.000-55.000 đồng/kg, loại 3 từ 40.000-45.000 đồng/kg, cao gấp đôi năm trước.

* Giá đá cây để bảo quản vải thiều giảm
Nguyên nhân do năm nay, vải tàu lai mất mùa, sản lượng chỉ bằng 20% so với năm trước. Đây là loại vải được thị trường Trung Quốc ưa chuộng vì quả tròn, to, mã đỏ đều, vỏ quả dày nên bảo quản được lâu, vận chuyển được xa hơn so với các loại vải khác.

Vải tàu lai được trồng chủ yếu tại các xã Thanh Cường, Trường Thành, Vĩnh Lập của huyện Thanh Hà với diện tích khoảng 100 ha.
* Anh Phạm Văn Đức, chủ cơ sở sản xuất đá cây cung cấp cho các thương lái để bảo quản vải thiều ở xã Thanh Thủy (Thanh Hà) cho biết đá cây năm nay có giá 30.000 đồng/cây, thấp hơn năm ngoái 5.000 đồng/cây.
Nguyên nhân do một lượng đá lớn của tỉnh Bắc Giang chuyển sang và lượng tiêu thụ của người dân không nhiều vì sản lượng vải của Thanh Hà thấp hơn năm trước. Trung bình mỗi ngày, cơ sở của anh Đức cung cấp ra thị trường từ 800 - 900 cây đá, ngày cao điểm 1.100 cây đá.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Hà có 5 cơ sở sản xuất đá cây có quy mô lớn cung cấp cho việc thu mua vải thiều.
Trong 2 ngày 4 và 5.6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 41 độ C.

* Hải Dương: Nắng nóng đạt mức 42,2 độ C
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, hôm nay 4.6 và ngày mai 5.6, do tác động của vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng gió phơn hoạt động mạnh nên các khu vực trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 39 - 40 độ C, có nơi trên 41 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10 - 19 giờ hằng ngày.
Trước đó, ngày 3.6, nắng nóng đặc biệt gay gắt tiếp tục xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong ngày đo được tại Trạm Khí tượng Hải Dương ở mức 40.5 độ C, Trạm Khí tượng Chí Linh 42.2 độ C.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, nhiệt độ đo được trong lều khí tượng tại Văn Quán (Hà Đông) trưa 3.6 ở mức 41.5 độ C. Đây là mức nóng kỷ lục trong vòng 46 năm qua ở Thủ đô Hà Nội. Thời tiết nắng nóng này còn duy trì đến hết ngày mai 5.6.
Ngày 6.6, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén nên thời tiết miền Bắc có mưa rào và dông, trong cơn dông cần đề phòng có gió giật mạnh, kết thúc đợt nắng nóng này.